Trong pickleball và các môn thể thao sử dụng vợt, bộ chân (footwork) là một yếu tố cốt lõi quyết định hiệu suất thi đấu của bạn.
Tuy nhiên, đây là lại vấn đề mà ít được những người mới tập chơi quan tâm. Vậy tại sao bộ chân (footwork) lại quan trọng và các bài tập nào sẽ giúp nâng cao trình độ của bạn?
Trong bài viết này, PickPro lý giải về tầm quan trọng của bộ chân (footwork), 4 bộ chân cơ bản và 7 bài tập giúp cải thiện bộ chân của bạn!
Tầm Quan Trọng Của Bộ Chân (Footwork) Trong Pickleball
Bộ chân (footwork) không chỉ đơn giản là khả năng di chuyển nhanh nhẹn trên sân. Mà còn là việc làm chủ kỹ thuật di chuyển chân giúp người chơi tối ưu mọi cú đánh.
Không quá nếu nói bộ chân quyết định đến 70%, còn kỹ thuật tay chỉ chiếm 30% hiệu suất thi đấu trong các môn cầm vợt như pickleball.
Sự quan trọng của bộ chân trong pickleball thể hiện qua việc nó tạo nền tảng cho mọi cú quả, chiến t huật… Khi bạn muốn tạo ra một cú đánh chính xác và hiệu quả, trước tiên bạn cần phải di chuyển và đứng đúng vị trí.
Một vị trí chính xác không chỉ giúp người chơi có thời gian chuẩn bị cho cú đánh tiếp theo mà còn làm giảm việc mất thăng bằng trong quá trình di chuyển.
4 Bộ Chân Cơ Bản Trong Pickleball
1. Tư Thế Sẵn Sàng (Ready Position)

Tư thế sẵn sàng là nền tảng cho mọi động tác chuyển động trong pickleball. Để có một tư thế sẵn sàng (Ready Position) hiệu quả và đúng kỹ thuật, bạn cần thực hiện các bước sau:
- Dang rộng hai chân bằng vai, giữ đầu gối hơi cong để duy trì sự linh hoạt.
- Trọng lượng cơ thể dồn vào phần trước của bàn chân thay vì toàn bộ bàn chân.
- Giữ vợt trước người ở vị trí trung tâm với cao độ ngang ngực, để có thể phản ứng nhanh chóng với các cú đánh từ đối thủ.
Bạn nên trở về tư thế sẵn sàng trước và sau khi thực hiện mỗi cú đánh trong trận đấu. Nó giúp bạn quan sát tốt hơn, phản ứng nhanh hơn và đánh bóng sớm hơn. Nhiều người chơi mới bắt đầu ‘quên’ về lại tư thế sẵn sàng sau mỗi cú đánh, để vợt hướng xuống dưới hoặc quá gần cơ thể. Điều này sẽ khiến bạn mất tập trung và phản ứng chậm hơn với những pha bóng tiếp theo từ đối thủ.
Khi bạn duy trì tư thế sẵn sàng đúng cách. Bạn sẽ dễ dàng di chuyển theo mọi hướng và phản ứng nhanh hơn với cái đường bóng từ đối thủ!
2. Bước chia (Split Step)

Bước chia (Split Step) là một kỹ thuật bắt nguồn từ tennis và các môn thể thao dùng vợt khác. Split Step trở nên quan trọng hơn khi trình độ của bạn được nâng cao.
Split Step là một bước nhảy nhỏ ngay trước khi đối thủ đánh bóng, bạn sẽ có đà để di chuyển tới vị trí đối thủ đánh bóng nhanh hơn.
Bạn cần luyện tập để căn chỉnh thời gian Split Step, từ đó có thể phản ứng nhanh với các cú đánh của đối phương.
Xem thêm về kỹ thuật Split Step tại video dưới đây:
3. Đẩy cơ thể bằng chân trong (The Inside Leg)

Đây là một kỹ thuật di chuyển quan trọng liên quan đến việc sử dụng chân trong để đẩy cơ thể ra khi di chuyển về phía bóng.
Về cơ bản, bạn sẽ vẫn sử dụng chân ngoài (chân cùng phía với hướng bóng) để bước về phía bóng trước. Sau đó mới dùng chân trong để đẩy cơ thể tới vị trí đánh.
Kỹ thuật này cho phép người chơi bao phủ sân hiệu quả hơn bằng cách tiến về phía bóng bằng chân ngoài.
Nếu bạn sử dụng bộ chân chéo, tức là dùng chân trong để tiến về phía bóng. Nó sẽ chậm hơn và kém linh hoạt hơn so với việc sử dụng kỹ thuật này để đón bóng.
4. Bước chéo để trở về vị trí sẵn sàng sau khi đánh bóng (Cross Step)

Sau khi bạn thực hiện một cú đánh, việc sử dụng những bước chéo để trở về vị trí sẵn sàng được khuyến khích. Kỹ thuật này giúp bạn duy trì luôn hướng tầm quan sát về phía đối thủ. Và chuẩn bị cho việc thực hiện các động tác tiếp theo một cách hiệu quả.
Một số người chơi ở trình độ thấp, sau khi đánh bóng, họ trở về vị trí sẵn sàng lại quay mặt sang ngang và bước về vị trí cũ. Điều này không chỉ hạn chế tầm quan sát và tạo cơ hội cho đối thủ tấn công mà còn giảm tốc độ phản xạ và kém linh hoạt khi đánh bóng.
Những điều cần lưu ý khác về footwook
- Người chơi nên cố gắng giữ mũi chân hướng về phía đối thủ, đặc biệt là tại khu bếp. Điều này giúp tăng thời gian phản ứng và duy trì khả năng tiếp cận nhanh để tung cú vô lê.
- Ngoài ra nên tập trung vào những bước tiến lớn thay vì những bước nhỏ, kém hiệu quả. Điều này giúp bạn tiết kiệm sức, cho phép di chuyển nhanh hơn trên sân.
7 Bài Tập Giúp Cải Thiện Bộ Chân (Footwork) Trong Pickleball
1. Bài tập Split Step
Bài tập này luyện tập Split Step khi người chơi di chuyển về phía trước và phía sau giữa các điểm đánh dấu.
Đây là một bài tập tuyệt vời để luyện tập Split Step và di chuyển về phía trước/ sau.
Bạn sẽ bắt đầu bài tập này bằng cách bước bằng chân lên (hoặc lùi chân xuống) rồi Split Step qua các mốc được đánh dấu. Liên tục lặp lại như vậy để luyện tập.
2. Bài tập bước chân và chạm vào các mốc
Bài tập này bắt đầu bằng cách rải các hình nón quanh sân ở các vị trí khác nhau, sau đó bạn đánh số các mốc từ 1 đến 4. Người chơi sẽ chạm vào các mốc được đánh số trong khi tập trung vào việc bước bằng chân ngoài và đẩy chân trong.
Bạn sẽ thực hiện kỹ thuật di chuyển đẩy bằng chân trong (Inside Leg) để lần lượt dùng vợt chạm vào các mốc theo thứ tự từ 1 đến 4.
3. Bài tập di chuyển theo hình số 8
Để thực hiện bài tập này, đầu tiên bạn cần đặt hai mốc đánh dấu tâm điểm. Sau đó, bạn sẽ di chuyển theo hình số 8 quanh hai mốc đó. Lưu ý khi thực hiện bài tập này là bạn sẽ sẽ dụng các bước di chuyển theo chuyển động ngang và không được bắt chéo chân khi di chuyển.
4. Bài tập bước chéo (Cross Step)
Bài tập này được thiết kế để luyện tập việc bước trở về tư thế sẵn sàng thông qua bước chéo. Giúp bạn rèn luyện khả năng di chuyển nhanh để trở về tư thế sẵn sàng cho các đợt tấn công tiếp theo từ phía đối thủ.
5. Bài tập kết hợp tất cả các bộ chân
Kết hợp tất cả các bộ chân cơ bản, bao gồm các bước sau:
- Split step
- Chạy về phía bóng, chú ý thực hiện đẩy cơ thể bằng chân trong (The Inside Leg)
- Đánh bóng thuận tay/ trái tay và trở về vị trí sẵn sàng bằng bước chéo (Cross Step)
6. Nhảy dây
Chắc chắn rồi, nhảy dây luôn là một bài tập bổ trợ rất tốt cho tất cả các môn thể thao như pickleball, tennis…
7. Tựa lưng vào tường (Wall sit)

Khi chơi pickleball, bạn sẽ luôn phải chùng gối. Bài tập wall sit – tựa lưng vào tường này sẽ giúp bạn tăng sức mạnh, ổn định và kiểm soát phần thân dưới.
Hãy cố gắng tập luyện bộ chân hàng ngày, trình độ pickleball của các bạn chắc chắn sẽ được cải thiện!
- 7 Lợi Ích Sức Khoẻ Hàng Đầu Khi Chơi Pickleball
- Vợt pickleball dùng được bao lâu? Dấu hiệu cho thấy cần thay vợt pickleball
- Các kiểu dáng của vợt Pickleball – Cách chọn vợt pickleball có kiểu dáng phù hợp
- Cách Biến Cú Giao Bóng Pickleball Thành Vũ Khí Ghi Điểm Hiệu Quả
- 5 Bài Tập Pickleball Với Tường Giúp Nâng Cao Kỹ Năng Của Bạn